Nội dung bài viết [Hiện]
HEMIN GEL – BỘ 3 TÁC ĐỘNG HOÀN HẢO
TRONG 1 SẢN PHẨM
Vết thương hở là điều khó tránh khỏi trong cuộc sống hàng ngày của con người. Nếu các tổn thương này không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như gây đau đớn, nhiễm trùng tại chỗ, hoại tử mô… hoặc nghiêm trọng hơn là nhiễm trùng máu và loại bỏ phần cơ thể đã hoại tử đó. Đây chính là nguyên nhân ra đời của Hemin Gel – rút ngắn tối đa thời gian và tối ưu chất lượng lành thương, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Vết thương hở và quá trình tự chữa lành
Là tổn thương làm phá vỡ cấu trúc và chức năng giải phẫu thông thường của lớp biểu bì và mô dưới da, gây tổn thương cho các cấu trúc khác như gân, cơ, mạch máu, dây thần kinh, nhu mô và xương.
Liền thương là một quá trình tự phục hồi, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ, tính chất thương tổn, sức chống đỡ của cơ thể và cách xử trí. Diễn biến của vết thương trải qua 4 giai đoạn cơ bản:
Giai đoạn đông máu
Do tác động của ngoại vật, vết thương chảy máu và quá trình đông máu bắt đầu sau đó ngay lập tức, kích thích sự hoạt hóa của tiểu cầu và các yếu tố đông máu khác, làm hình thành các cục máu đông để ngăn chặn sự chảy máu của vết thương.
Giai đoạn viêm
Giai đoạn này diễn ra do có sự can thiệp của bạch cầu đa nhân trung tính và đại thực bào (do bạch cầu đơn nhân biệt hóa thành) để dọn dẹp những vật thể lạ xâm nhập vào vết thương và thúc đẩy hoạt động của các yếu tố tăng trưởng đối với quá trình liền vết thương.
Khi cơ thể có dấu hiệu suy giảm hệ thống miễn dịch làm số lượng đại thực bào bị suy giảm, từ đó suy yếu quá trình loại bỏ vật thể lạ cũng như làm chậm quá trình lành vết thương.
Giai đoạn tăng sinh
Bao gồm những quá trình sau:
Tăng sinh nguyên bào sợi: các tế bào này tăng sinh và kết hợp với collagen, proteoglycan, glycosamin sẽ hình thành chất nền mô liên kết của tế bào hạt.
Hình thành mô liên kết: collagen thúc đẩy quá trình hình thành chất nền mô liên kết trung bì giúp cho cytokine và các yếu tố tăng trưởng hoạt động.
Hình thành mao mạch: vết thương muốn lành nhanh cần có dinh dưỡng từ máu thông qua hệ thống mao mạch. Từ hoạt động của các đại thực bào và nguyên bào sợi giúp kích thích hình thành các tế bào nội mô và các mầm mao mạch, tạo ra hệ thống mao mạch mới nuôi dưỡng vết thương.
Tăng sinh biểu mô: là giai đoạn then chốt của quá trình liền thương.
Liền vết thương: các nguyên bào sợi làm nhiệm vụ kéo các mô về trung tâm, giúp vết thương liền miệng, hạn chế sẹo.
Giai đoạn sửa chữa
Giai đoạn này bắt đầu ngay khi quá trình liền vết thương diễn ra, giúp khôi phục lại tính toàn vẹn và chức năng của mô, quyết định tới hình dạng vết thương sau quá trình lành hoàn thiện. Nếu giai đoạn này diễn ra nhanh và mạnh có thể làm vết thương hình thành sẹo lồi và ngược lại.
Trên đây là các giai đoạn của quá trình liền vết thương, như vậy cơ thể có cơ chế tự liền vết thương và không cần can thiệp từ bên ngoài. Tuy nhiên có những tổn thương nhiễm trùng có thể gây nguy hiểm cho người bệnh nếu không được chữa trị kịp thời, hoặc một số tổn thương mạn tính ở người mắc bệnh tiểu đường, người bị loét do nằm lâu một chỗ, người suy giảm miễn dịch, người cao tuổi đều khó có thể tự lành nếu không được can thiệp.
Quá trình liền thương
Phân loại vết thương
Dựa trên thời gian lành và tính chất của vết thương mà ta có thể phân loại như sau:
Vết thương cấp tính
Là vết thương do chấn thương hoặc do phẫu thuật, với môi trường tốt thì khả năng lành sau 4 – 14 ngày. Vết thương cấp tính thường xuất hiện tình trạng nhiễm khuẩn, chảy máu.
Vết thương mạn tính
Là vết thương chậm liền, khó hoặc không thể liền tự nhiên được. Việc xử trí các vết thương mạn tính rất khó khăn, ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Những vết thương này không tiến triển qua các giai đoạn bình thường của quá trình lành thương.
Quá trình lành thương không đầy đủ và bị xáo trộn bởi các yếu tố khác nhau, bao gồm nhiễm trùng, tình trạng thiếu oxy mô, hoại tử, tiết dịch và mức độ dư thừa của các cytokine gây viêm. Tình trạng viêm liên tục trong vết thương tạo ra một loạt các phản ứng mô cùng nhau duy trì trạng thái không hồi phục.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lành thương
Như đã trình bày, cơ chế tự lành thương thường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố cả bên trong và bên ngoài cơ thể như chế độ dinh dưỡng, tuổi tác, bệnh mắc kèm… Trong đó, 2 yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ và chất lượng lành thương mà chúng ta cần đặc biệt quan tâm là hiện tượng nhiễm trùng cũng như sự hình Biofilm và độ ẩm.
Nhiễm trùng
Ngay thời điểm vết thương xuất hiện đã có nguy cơ nhiễm các loại vi khuẩn và tác nhân gây bệnh khác, thông qua vết thương hở này để xâm nhập vào bên trong cơ thể, gây nên hiện tượng nhiễm trùng với các triệu chứng:
- Vết thương chảy dịch màu vàng hoặc dịch xanh lá cây, thường kèm theo mùi hôi.
- Vết thương đau nhiều, có dấu hiệu bị sưng hoặc đỏ tấy.
- Thay đổi màu sắc hoặc kích thước so với vết thương ban đầu. Vùng bị đỏ lan rộng khoảng 2 tới 3 mm quanh miệng vết thương là bình thường nhưng nếu lan rộng hơn nữa thì cần hết sức lưu ý.
- Biểu hiện sốt.
- Cảm giác đau không giảm đi. Bình thường hiện tượng đau và sưng chỉ lên đến đỉnh điểm vào ngày thứ hai và sau đó sẽ giảm dần.
Nếu hiện tượng này không được xử trí kịp thời hoặc điều trị đúng cách sẽ khiến vết thương lâu lành, người bệnh đau đớn, khó chịu, hoại tử mô, nghiêm trọng hơn là tăng nguy cơ nhiễm trùng sâu hơn với các cơ quan bên trong.
Biofilm
Biofilm (màng sinh học) là một khái niệm khá mới trong lĩnh vực chăm sóc vết thương, nhưng nhận được rất nhiều sự quan tâm và là nhân vật chính của nhiều nghiên cứu khoa học những năm gần đây.
Biofilm với cấu tạo là hợp chất polymer ngoại bào, được hình thành bởi một cộng đồng vi khuẩn. Dưới sự bảo vệ của lớp màng này, vi khuẩn có thể chống chịu được các tác nhân gây bất lợi đến sự sinh trưởng và phát triển của chúng: pH, nhiệt độ, ánh sáng…. Rất khó có thể tiêu diệt Biofilm bằng kháng sinh hay các sát khuẩn thông thường.
Màng sinh học (Biofilm) làm cản trợ hoạt động miễn dịch bằng cách giảm khả năng di chuyển và hoạt động của bạch cầu tự nhiên trong cơ thể, kháng lại tác dụng của kháng sinh. Từ đó làm kéo dài đáp ứng viêm của cơ thể, gây chậm lành thương.
Theo thống kê, có tới 60% các vết thương mạn tính có sự xuất hiện của Biofilm, trong khi đó tỷ lệ này ở vết thương cấp tính là 6%.
Độ ẩm
Hiện nay tất cả các hội điều dưỡng trên thế giới đều khuyến cáo duy trì độ ẩm tại chỗ trong việc chăm sóc và điều trị vết thương. Nhiều nghiên cứu đưa đến thống nhất rằng với vết thương được duy trì một độ ẩm phù hợp sẽ làm giảm thời gian liền thương đến 40% so với vết thương khô, từ đó đã ra đời khái niệm liền thương ẩm.
Nguyên lý và lợi ích của liền thương ẩm có thể giải thích ngắn gọn như sau: Tất cả các tế bào, cũng như các quá trình sinh lý – hóa lý diễn ra trong cơ thể đều cần một môi trường để sinh sống và hoạt động, và môi trường đó chính là độ ẩm. Nếu ví các tế bào thành phần trong cơ thể là cá, thì môi trường độ ẩm chính là nước. Cá cần có nước để sống. Tương tự như vậy, các tế bào và thành phần trong quá trình liền thương cũng cần có môi trường ẩm để phát huy tác dụng của mình, nhằm thúc đẩy quá trình liền thương.
Độ ẩm đã được chứng minh tạo ra môi trường sinh lý nhằm tối ưu hóa năng suất của các thành phần tham gia vào quá trình liền thương, giúp sự tăng sinh mô hạt, tăng sinh mạch và biểu mô hóa diễn ra nhanh hơn so với trong môi trường khô.
Giảm đau
Việc duy trì một môi trường ẩm phù hợp tại vết thương mang lại nhiều tác dụng giảm đau bằng các cơ chế:
- Ổn định pH ở mức sinh lý
- Che phủ các đầu mút của dây thần kinh bị hở ra tại vết thương
- Làm mềm bề mặt vết thương, hạn chế co kéo
Hạn chế sẹo và vẩy
Sự hình thành vẩy trên bề mặt vết thương làm ngăn cản các tế bào di chuyển theo đúng cấu tạo sinh lý của da, làm co kéo bề mặt da. Ngoài ra, vết thương khô khi thay băng sẽ khiến vết thương bị tái phát nhiều lần, làm các lớp mô phía trên hình thành không đồng nhất về độ dày, màu sắc, từ đó gây ra các vết sẹo thâm, sẹo lồi lõm, sẹo xấu. Nghiên cứu cũng chỉ ra có sự tăng sinh collagen quá mức trong vết thương bị để khô dẫn đến mất đồng đều cấu trúc mô khiến hình thành sẹo xấu.
Độ ẩm giúp loại bỏ những quá trình bất lợi này, làm cho vết sẹo mềm mại, đều màu da và bằng phẳng hơn, tránh các biến chứng sẹo lồi, tăng tính thẩm mỹ sau khi vết thương liền hoàn toàn.
Công thức liền thương
Từ những nhận xét này, chúng ta thấy được tầm quan trọng của hai vấn đề trên và xây dựng được công thức liền thương gồm 2 yếu tố chính:
- Diệt khuẩn, phá hủy Biofilm, không gây đề kháng.
- Duy trì độ ẩm phù hợp tại vết thương.
Công thức liền thương
Hiểu được vấn đề này, CZ Pharma đã ứng dụng chuyển giao công nghệ sản xuất độc quyền từ Châu Âu để cho ra đời sản phẩm Gel điều trị chuyên biệt cho vết thương hở – Hemin Gel – nhằm giải quyết công thức trên, đồng thời vẫn đảm bảo tính an toàn cho tất cả các đối tượng sử dụng, kể cả những đối tượng nhạy cảm như trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú.
HEMIN GEL và ACID HYPOCHLOROUS (HOCl)
Acid Hypochlorous là gì?
Thành phần chính trong Hemin Gel là Acid Hypochlorous – với công thức hóa học là HOCl – đây là nhân tố đặc biệt để định danh sản phẩm này là một Hydrogel “siêu oxy hóa”.
HOCl được tạo ra và tìm thấy ở cơ thể con người, được nghiên cứu và chứng minh có hiệu quả chống lại nhiều loại virus, vi khuẩn gây bệnh: E.coli, S.aureus, P.aeruginosa, C.albican, Salmonella, Listeria…
Đặc biệt, phân tử nhỏ này không độc với tế bào người, không gây ra các phản ứng dị ứng, kích ứng, không gây hiện tượng đề kháng khi sử dụng thường xuyên.
Vậy đối với một hoạt chất tuyệt vời như thế, tại sao đến nay HOCl vẫn còn là một cái tên mới trong ngành y tế?
Lý do bởi “được này mất kia”: đây lại là một acid yếu dễ bị chuyển hóa thành Cl2 và nước: Cl2 + H2O ⇌ HClO + HCl, sau khi chuyển hóa, HOCl sẽ mất đi các tác dụng ưu việt như trên.
HOCl là một acid yếu, nhưng lại là chất oxy hóa siêu mạnh
Tại sao HOCl trong Hemin Gel lại ổn định và bền vững?
Trong công nghiệp, HOCl được tạo ra lần đầu tiên bằng công nghệ điện phân nước muối Natri clorua (NaCl) vào những năm 1970.
Cũng vào khoảng thời gian đó, Bakir – một kỹ sư người Nga đã phát minh ra công nghệ hoạt hóa điện hóa và được Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô chính thức công nhận là một hướng đi mới của lĩnh vực điện hóa ứng dụng vào năm 1984.
Công nghệ này sẽ tạo ra các phân tử HOCl có khả năng hoạt động rất mạnh và thời gian tồn tại kéo dài hàng chục giờ mà dung dịch điện hóa bình thường không có được.
Tuy nhiên, chưa dừng lại ở đây, kỹ sư Bakir đã xây dựng một quy trình cải tiến sản xuất mới dựa trên nền tảng này, gọi tên là công nghệ Nano Electrolyzed Water (N.E.W), giúp tạo ra phiên bản HOCl rất bền vững, có thể đóng gói và sử dụng rộng rãi trong đời sống nhờ vào cơ chế bao bọc các phân tử HOCl này trong bọt khí nano mà công nghệ tạo ra.
Cơ chế tác động
Kháng khuẩn
Cơ chế diệt khuẩn của HOCl
So sánh với kháng sinh
Để giới thiệu rõ hơn về HOCl, chúng ta hãy tham khảo bảng so sánh các thông tin chi tiết xoay quanh hoạt chất này và kháng sinh – chất diệt khuẩn thông dụng nhất hiện nay.
Hypochlorous Acid | Kháng sinh | |
Nguồn gốc |
Nội sinh: do tế bào bạch cầu của động vật có vú tiết ra.
|
Phân lập từ các chủng vi sinh vật hoặc tổng hợp nhân tạo. |
Cơ chế |
Phá hủy thành tế bào của vi sinh vật, tiêu diệt hoặc bất hoạt chúng thông qua cơ chế vật lý (ly giải tế bào do áp suất thẩm thấu hoặc đông tụ protein).
Khác với các động vật bậc thấp, động vật có vú sở hữu hệ Taurine có khả năng trung hòa HOCl, do vậy an toàn trước tác dụng oxy hóa mạnh của HOCl.
|
Mỗi nhóm kháng sinh có cơ chế diệt khuẩn khác nhau, bao gồm tác động vào một liên kết, một quá trình trao đổi chất, hoặc phá hủy một phân tử…, từ đó kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển hoặc tiêu diệt vi sinh vật. Cụ thể:
|
Tính đề kháng |
Hiện chưa ghi nhận bất kỳ hiện tượng đề kháng nào.
Nguyên nhân là do HOCl nhắm vào nhiều mục tiêu như phá hủy hoạt động của các protein trên màng, gián đoạn quá trình phosphoryl oxy hóa, ức chế các hoạt động liên kết màng, tạo thành cloramin và các gốc tự do nitơ tập trung, dẫn đến đứt gãy DNA sợi đơn và sợi kép.
|
Do chỉ nhằm vào một mục tiêu rất chọn lọc, nên nếu sử dụng không đúng theo chỉ định và kéo dài, vi sinh vật rất dễ phát triển các cơ chế né tránh hoặc bất hoạt tác dụng của kháng sinh theo thời gian. |
Ưu – Nhược điểm |
Ưu:
|
Ưu:
|
Nhược:
(*): Công nghệ N.E.W tạo ra HOCl bền vững, đồng thời bào chế dạng hydro gel giúp HOCl giải phóng từ từ, kéo dài thời gian tác dụng, tránh tái nhiễm. |
Nhược:
|
Phá hủy Biofilm
Quan trọng hơn, HOCl còn phá hủy được màng Biofilm của vi sinh vật – “khắc tinh” của kháng sinh và nước sát khuẩn thông thường – nhờ kích thước nhỏ, dễ dàng thâm nhập vào bên trong cấu trúc màng và tiêu diệt cộng đồng gây hại này.
Nghiên cứu chứng minh tác dụng phá hủy màng Biofilm của HClO tại các nồng độ khác nhau
Hình ảnh huỳnh quang Biofilm của Pseudomonas aeruginosa.
Trái – Hình ảnh Biofilm trước khi tiếp xúc với HOCl với màu xanh là vi sinh vật sống.
Phải – Hình ảnh sau khi tiếp xúc với HOCl sau 10 phút, với màu đỏ là vi sinh vật chết.
Tạo môi trường lành thương ẩm
Nhờ vào dạng bào chế Hydrogel (gel ngậm nước), Hemin gel có khả năng hút nước và trương nở gấp 10 lần thể tích, nhờ đó sẽ tạo một lớp màng bán thấm trên bề mặt, giúp lưu giữ lại phần dịch được tiết ra từ vết thương. Từ đó mang lại nhiều tác động tích cực:
- Ngăn ngừa mất nước qua da, giảm đau, các tế bào biểu bì dễ di chuyển, tăng sinh trong môi trường ẩm.
- Giữ lại các enzym proteinase (tăng phân giải các mô chết và fibrin), thúc đẩy quá trình tự cắt lọc của vết thương, khử mùi hôi khó chịu (đặc biệt đối với các vết thương hoại tử).
- Duy trì hoạt động của các yếu tố tăng trưởng, thúc đẩy mô hạt tăng sinh nhanh chóng và mạnh mẽ.
- Phản ứng viêm giảm đáng kể trong môi trường ẩm, tương quan đến chiều rộng mô sẹo trong điều kiện này bé hơn rất nhiều so với môi trường khô, giúp cải thiện màu sắc và hình dạng sẹo tạo thành sau khi lành thương.
- Ngăn kết vảy và co kéo bề mặt da.
Tất cả những điều này giúp tối ưu hóa về cả chất lượng và tốc độ lành thương, đồng thời giảm cảm giác đau đớn, khó chịu, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Kháng viêm
Viêm là đáp ứng miễn dịch bảo vệ cơ thể, đặc biệt là khi xuất hiện vết thương hở. Tuy nhiên, nếu phản ứng viêm xảy ra quá mức kiểm soát sẽ làm ức chế tăng sinh mô hạt, gián đoạn thời gian lành thương, tăng khả năng tạo sẹo lồi và đậm màu da sau lành thương.
Bên cạnh tác dụng diệt khuẩn, HClO còn được biết đến là một hoạt chất điều hòa viêm ưu việt theo các cơ chế:
- Ngăn chặn các tác nhân dị ứng và quá trình hoạt hóa tế bào Mast (lên tới 8h sau khi tiếp xúc).
- Ổn định màng tế bào Mast để ức chế quá trình tiết hạt, đồng thời không làm thay đổi đường dẫn truyền tín hiệu và bơm ion Canxi.
- Bất hoạt phân tử Histamine.
HOCl sẽ giúp điều hòa viêm ở mức độ sinh lý, rút ngắn thời gian lành thương
So sánh với Corticoid
Tuy mang đến tác dụng kháng viêm tương đương với Corticoid nhưng HOCl lại không gây ra nhiều tác dụng phụ như hoạt chất này.
HOCl | Glucocorticoid | |
GIỐNG NHAU |
Làm giảm tác dụng hoặc ức chế các chất trung gian gây viêm như các cytokin (interleukin, TMF, GM-CSF), ecosanoid (Prostaglandin, leukotriene), giảm phóng thích histamine từ tế bào mast mang lại tác dụng chống dị ứng.
|
|
KHÁC NHAU |
Không ảnh hưởng tới sự di chuyển của các bạch cầu, lympho bào
|
Ức chế dòng bạch cầu đơn nhân, đa nhân, lympho bào đi vào mô để gây khởi phát phản ứng viêm.
|
Không gây độc nguyên bào sợi | Làm giảm chức năng của nguyên bào sợi, làm giảm sản xuất collagen và glycosaminglycan, do đó giảm sự hình thành mô liên kết, biểu hiện thông qua hiện tượng teo da, mỏng da trên lâm sàng. Điều này tuy cũng góp phần ức chế quá trình viêm mạn tính nhưng cũng làm chậm lành vết thương .
|
|
Ức chế tăng sinh tế bào lympho T (đặc biệt là 4 và 8) nên corticoid có tác dụng nhanh và rõ ràng trong các trường hợp bệnh lý liên quan tới tăng sinh quá phát tế bào sừng (vảy nến, eczema,..)
|
||
Tăng tốc quá trình tự cắt lọc, phá hủy hầu hết các dị nguyên gây dị ứng | Ức chế đại thực bào di chuyển vào ổ viêm, hạn chế quá trình tự cắt lọc tự nhiên của cơ thể
|
|
Có khả năng kháng khuẩn mạnh, nhanh và rộng. Đặc biệt là chủng tụ cầu vàng (một trong những nguyên nhân gây ra và tăng nặng tình trạng viêm da). | Giảm sản sinh kháng thể (immunoglobulin), ức chế miễn dịch, tăng khả năng nhiễm khuẩn, nấm. | |
Bị bất hoạt chuyển thành muối NaCl và nước ngay sau khi tác dụng, không đi vào tuần hoàn hoặc dịch kẽ. | Có thể đi vào tuần hoàn, dịch kẽ và gây tác dụng toàn thân. |
THÀNH PHẦN
Hypochlorous acid, Sodium chloride, Ozone, Singlet oxygen, Hydroperoxyl.
CHỈ ĐỊNH SỬ DỤNG
- Diệt khuẩn, làm sạch vết thương hở cấp và mạn tính: vết rách, trầy xước da, vết bỏng, vết thương hậu phẫu, loét tỳ đè, loét bàn chân tiểu đường…
- Loại bỏ Biofilm tại vết thương nhiễm trùng, thúc đẩy vết thương nhanh lành.
- Giảm phản ứng viêm quá mức, rút ngắn thời gian lành thương, giảm thâm và sẹo sau lành thương.
- Tạo độ ẩm phù hợp cho vết thương, thúc đẩy tăng sinh mô hạt nhanh chóng.
- Giảm đau, giảm kết vảy cứng, giảm tạo sẹo xấu.
- Thúc đẩy quá trình tự cắt lọc mô tổn thương, làm sạch vết thương và khử mùi hôi tại vết thương hoại tử.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
Bước 1: Để phát huy hiệu quả tối ưu, rửa vết thương với dung dịch SUPORAN hoặc các dung dịch rửa vết thương chuyên dụng khác.
Bước 2: Lấy một lượng gel thích hợp lên ngón tay đã được khử trùng hoặc đeo găng tay, bôi đều một lớp gel mỏng Hemin Gel lên tồn thương.
Bước 3: Để thoáng hoặc băng lại với một lớp gạc (nên sử dụng gạc tẩm vaseline để tránh thấm hút gel, tăng hiệu quả điều trị).
Thời gian thay băng từ 12 – 48h, tùy thuộc vào tình trạng vết thương (tiết dịch, nhiễm trùng…)
BẢO QUẢN
Nơi mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 300C.
Nhà sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm:
CÔNG TY TNHH CZ PHAMRA
Địa chỉ: Số 34, cụm CN Lại Yên, X. Lại Yên, H. Hoài Đức, Tp. Hà Nội, Việt Nam.
————————————————————♥♥♥———————————————————————
HỆ THỐNG DỤNG CỤ Y KHOA CHĂM SÓC SỨC KHỎE THIỆN PHÚC:
- Cam kết hàng chính hãng 100%.
- Giá cả hợp lý
- Tư vấn chuyên nghiệp, tận tâm, 24/7.
QUÝ KHÁCH CẦN MUA HÀNG CÓ THẾ:
ĐẶT HÀNG ONLINE THEO SỐ HOTLINE: 08.35.488.998 (MS Thảo)
Hoặc MUA HÀNG TRỰC TIẾP TẠI:
Chi nhánh 01 : 531 Đại lộ Bình Dương – P.Hiệp Thành – TP.Thủ Dầu Một – T.Bình Dương
Điện Thoại : 0834518998
Chi nhánh 02 : 282 Yersin – P. Hiệp Thành – TP. Thủ Dầu Một – T.Bình Dương
Điện Thoại : 0823418998
Chi nhánh 03 : B39A Phạm Ngọc Thạch – P.Hiệp Thành – TP. Thủ Dầu Một – T.Bình Dương
Điện Thoại : 0843124998
Chi nhánh 04 : 14/23 Phạm Ngọc Thạch – P.Phú Mỹ – TP.Thủ Dầu Một – T.Bình Dương
Điện Thoại : 0847124998
Chi nhánh 05 : Ô 16 Lê Lợi – P. Hoà Phú – TP.Thủ Dầu Một – T.Bình Dương
Điện Thoại : 0912574998
Rất hân hạnh được phục vụ quý khách!
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.